Bài 3 trang 165 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 11/10/2020 - Cập nhật: 16/10/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 165 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 165 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi chuẩn bị ở nhà, soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 

Bảy nổi ba chìm với nước non. 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi ! Sống đủ đầy. 

Sống trào sinh lực, bố men say 

Sống tung sóng gió thanh cao mới 

Ống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre, 

Có một hàng cau chạy trước hè. 

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,

Xuân về hoa cải nở vàng hoe

(Anh Thơ, Tết quê bà)

Trả lời bài 3 trang 165 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say.

- Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.

Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

Cách trình bày 2

a) - Cách ngắt nhịp của các câu : 4/3.

- Gieo vần : vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2, 4).

- Luật bằng trắc :

B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

b) - Cách ngắt nhịp của Câu 1 : 3/1/3. Câu 2, 3 : 4/3. Câu 4 : 2/2/3.

- Gieo vần : vần bằng “ây” – “ay” (tiếng cuối câu 1,2, 4).

- Luật bằng trắc :

B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

c) - Cách ngắt nhịp của các câu : 4/3.

- Gieo vần : vần bằng “e” — “oe” (tiếng cuối câu 1,2, 4).

- Luật bằng trắc :

B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B

Cách trình bày 3

- Số câu số chữ : 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Cách ngắt nhịp : 4 /3 (phổ biến)

- Gieo vần : vần chân ở cuối các câu 1, 2, 4

- Luật bằng trắc : Khởi đầu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 165 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em luyện tập và soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM