Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Trả lời bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.

Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.

Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cốm với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu kền.”

Cách trình bày 2

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

  • Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
  • Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
  • Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
  • Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Cách trình bày 3

– Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, là quà tặng của đồng quê, nó mang hương vị vừa thanh nhã, tinh khiết vừa đậm đà của đồng nội.

– Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:

  • Màu sắc: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
  • Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc .

---------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 162 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM