Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 20/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Một số phép tu từ từ vựng, soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu

a)

Còn trời còn nước còn non,

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

(Ca dao)

b)

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

c)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

d)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

e)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Trả lời bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 147 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

a) Tác giả dân gian sử dụng điệp từ (còn) và sử dụng từ đa nghĩa (say sưa). Chàng trai trong câu ca dao vì uống nhiều rượu mà say, nhưng cũng có thể hiểu thêm nghĩa khác là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà sự bày tỏ tình cảm của chàng trai trở nên mạnh mẽ nhưng không kém phần kín đáo, tế nhị.

b)

Nguyễn Trãi đã sử dung biện pháp nói quá trong 2 câu: “Gươm mài... đá núi cũng mòn; vo: uổng... nước sông phải cạn". Biện pháp nói quá trên đã nhấn mạnh sức mạnh không ngừng của nghĩa quân; đó cũng là ý chí nghị lực, quyết tâm của nghĩa quân không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược...

c) Trong bài Cảnh khuya, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dựng biện pháp so sánh và điệp từ ngữ để miêu tả cũng như bày tỏ tâm trạng của mình:

So sánh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Cảnh khuya như vẽ

Điệp từ ngữ: ... lồng., lồng...

... chưa ngủ... chưa ngủ.

- “Cảnh khuya” được bắt đầu bằng âm thanh của tiếng suôi vang rộng trong đêm khuya nhưng tác giả cảm nhận như là tiếng hát. Cách ví von đó rất phù hợp với sự liên tưởng giữa cảnh vật và con người ở chiến khu Việt Bắc hồi bấy giờ. Cũng vì vậy mà câu thơ đã đưa người đọc như đi vào một cõi mơ trong sự liên tưởng âm thanh tiếng suối hay giọng hát xa của con người trong một đêm trăng huyền ảo, lung linh...

- Sau âm thanh mơ màng đó là hình ảnh của cảnh khuya hiện lên những nét vẽ. Hình ảnh “Trăng lồng cố thụ bóng lồng hoa” đã đưa người đọc hình dung ra những nét vẽ bằng ngôn từ của đêm trăng mà tác của cảnh khuya cũng ví von là cảnh khuya như vẽ. Hai từ lồng trong thơ đã được tạo nên từng lớp, từng tầng của cảnh vật và trăng; nó như chéo hòa, hòa hợp với nhau có đầy đủ cả hình ảnh lẫn sắc màu...

- Cùng với vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng khuya Việt Bắc, tâm trạng của thi nhân cũng được mở ra với người đọc... Sự lặp lại nối tiếp của hai từ chưa ngủ trong hai câu thơ cho ta thấy nhà thơ vì vẻ đẹp cảnh khuya mà chưa ngủ hay chưa ngủ vì đang “lo nỗi nước nhà”, chính là hai tâm trạng của một con người vĩ đại: say thiên nhiên và việc nước, và đó cũng là chất lãng mạn và hiện thực của một nhà mạng làm thơ...

d) Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ.

Hình ảnh của ánh trăng, vầng trăng đã trở thành người bạn tri ân, tri kỉ với nhà thơ Hồ Chí Minh: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Biện pháp nhân hóa trong câu thơ đã vẽ nên hình ảnh bức tranh thiên nhiên sống động, có ảnh, có hồn; trăng đã trở thành một nhân vật luôn gắn bó, gần gũi với con người...

e) Nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ thứ hai. Trời nhằm chỉ em bé trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thể hiện sự gắn bó giữa người mẹ với đứa con. Đó là nguồn sống, sự tin yêu tin tưởng của người mẹ đối với ngày mai.

Trả lời ngắn gọn

Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ :

a. - Phép điệp : năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.

- Tác dụng : khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b. - Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

- Tác dụng : diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

c. - Phép so sánh : so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.

- Tác dụng : diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.

d. - Phép nhân hóa : vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

- Tác dụng : tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.

e. - Phép ẩn dụ : em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

- Tác dụng : em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

Tham khảo cách trình bày khác

a)

Còn trời còn nước còn non,

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

(Ca dao)

Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo.

b)

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

c)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tà sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét).

d)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

e)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng của người mẹ vào ngày mai.

---------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM