Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 23/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Trả lời bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 147 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

- Ý nghĩa 2 câu thơ 5-6:

  • Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao
  • Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

  • Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường
  • Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

Cách trình bày 2

Ý nghĩa của cặp câu 5-6:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng, cười tan cuộc oán thù

- Bồ kinh tế là hoài bão tự muốn cứu đời, cứu nước, cứu dân, hai tay ôm chặt thật mạnh mẽ quyết liệt, là lời thề chiến đấu đến cùng. Cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí của bậc anh hùng, hào kiệt vẫn không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời; vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi âm mưu thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.

- Biện pháp khoa trương (thường được dùng trong lối thơ khẩu khí) đã có tác dụng trong việc nâng tầm vóc của con ngưòi vốn nhỏ bé trong vũ trụ trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh. Lối nói này kích thích cảm xúc cua người đọc, tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ.

Cách trình bày 3

Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM