Bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

Trả lời bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Câu trả lời 2

Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp

- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác

Câu trả lời 3

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ cuối:

- Nhà thơ vì say đắm, chìm sâu trong vẻ đẹp của thiên nhiên mà chưa ngủ được. Cảnh đẹp khiến cho con người cảm thấy say đắm, si mê

- Mặt khác, Người chưa ngủ còn là vì Người đang mang một nỗi lo lắng, băn khoăn cho tương lai của đất nước

Hai lí do tồn tại song song, đều khiến cho nhà thơ không ngủ được. Người vì cảnh thiên nhiên đẹp mà chưa ngủ, nhưng cũng vì chưa ngủ được nên Người lại nghĩ đến và lo lắng cho tương lai của nước nhà. Người không chỉ là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp mà còn là một vị lãnh tụ yêu nước, thương dân, luôn lo lắng cho tương lai của dân tộc.

Câu trả lời 4

– Tâm trạng tác giả trong hai câu thơ cuối:

+ Câu 3: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

  • Câu thơ thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh
  • Đó là sự rung động niềm say mêtruowsc vẻ đẹp như trăng của cảnh rừng Việt Bắc

+ Câu 4: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

  • Câu thơ như tấm bản lề mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn tác giả
  • Đó là niềm thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh dân tộc trong gian đoạn đầu đầy gian khó ấy

⇒ Hai nét tâm trạng hai con người: người thi sĩ và chiến sĩ thống nhất trong tâm hồn Bác

– Trong hai câu thơ cuối có sử dụng điệp ngữ chưa ngủ

– Tác dụng

  • Điệp ngữ như tấm bản lề mở ra hai phía tâm trạng của cùng một con người: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo việc nước
  • Hai khía cạnh ấy khong mâu thuẫn mà thống nhất cũng như con người thi sĩ và chiến sĩ luôn thống nhất trong con người Bác vậy.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM