Bài 3 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 14/05/2020

Giải câu hỏi bài 3 trang 138 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 138 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn sau, thay thế bằng các từ ngữ thích hợp với yêu cầu của văn nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Viết lại đoạn văn sau khi đã sửa lại những từ ngữ không thích hợp.

Đề bài: Trình bày những suy nghĩ cửa anh (chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích cảnh VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng chẳng là gì cả khi không có thể xác. Anh chàng Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Anh ta không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Trả lời bài 3 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 138 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

– Những từ ngữ không phù hợp và có thể thay thế bằng các từ ngữ:

+ Vĩ đại → Nổi tiếng

+ Kiệt tác → Tác phẩm hay

+ Thân xác → Thể xác

+ Chẳng là gì cả → Không là gì

+ Anh chàng → Nhân vật

+ Cũng thế mà thôi → Cũng vậy

+ Tên hàng thịt → Anh hàng thịt

Đoạn văn viết lại sau khi thay thế:

Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba không chỉ sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó cũng chỉ là một cái xác “âm u, đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để hồn Trương Ba được yên mà làm hồn phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt.

Cách trả lời 2

Những từ ngữ không phù hợp: kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác, người ta ai mà chẳng, cũng chẳng là gì cả, anh chàng, anh ta, tên, anh ta, phát bệnh.

Thay thế bằng các từ ngữ thích hợp:

+ Kịch tác gia vĩ đại → nhà viết kịch nổi tiếng,

+ Kiệt tác → tác phẩm lớn.

+ Người ta ai mà chẳng → con người.

+ Cũng chẳng là gì cả → đến đâu.

+ Anh chàng → nhân vật

+ Anh ta → ông.

+ Tên hàng thịt → anh hàng thịt.

+ Anh ta → nhân vật

+ Phát bệnh → dằn vặt, đau khổ.

Viết lại đoạn văn

Lưu quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, con người ai chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ đến đâu cũng trở nên vô nghĩa khi không có thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm nhân vật đau khổ, dằn vặt vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Cách trả lời 3

Những từ ngữ không phù hợpCác từ ngữ có thể thay thế
- Vĩ đại- Nổi tiếng
- Kiệt tác- Tác phẩm hay
- Thân xác- Thể xác
- Chẳng là gì cả- Không là gì
- Anh chàng- Nhân vật
- Cũng thế mà thôi- Cũng vậy
- Tên hàng thịt- Anh hàng thịt

Đoạn văn viết lại sau khi thay thế:

Lưu Quang Vũ là một kịch gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà lại làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Cách trả lời 4

Những từ ngữ không phù hợp: kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác, người ta ai mà chẳng, cũng chẳng là gì cả, anh chàng, anh ta, tên, anh ta, phát bệnh.

Thay thế bằng các từ ngữ thích hợp:

+ Kịch tác gia vĩ đại → cố kịch gia nổi tiếng.

+ Kiệt tác → tác phẩm lớn.

+ Người ta ai mà chẳng → con người.

+ Cũng chẳng là gì cả → cũng trở nên vô nghĩa.

+ Anh chàng → nhân vật

+ Anh ta → ông.

+ Tên hàng thịt → anh hàng thịt.

+ Anh ta → nhân vật

+ Phát bệnh → dằn vặt, đau khổ.

Viết lại đoạn văn

Lưu quang Vũ là một cố kịch gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, con người ai chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng trở nên vô nghĩa khi không có thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm nhân vật đau khổ, dằn vặt vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM