Bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 14/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa, mưa chằng dứt

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê.

Đèm dài ướt át sao cho trót?

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.

- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.

- Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét mà chẳng đòi lại được.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cả nhà run cầm cập.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói.

⟹ Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng.

Trả lời ngắn gọn

Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài :

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn, thiên nhiên không thương xót cảnh nghèo khổ.

- Nỗi bất lực, khổ tâm khi thấy trong thời loạn lạc, ngay cả trẻ con cũng thay đổi tính tình.

- Nỗi khổ khi nằm trong mưa lạnh, trên hết là nỗi lo cho cảnh khổ đau của dân chúng thời loạn lạc.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả

→ Cảnh tượng điêu tàn

- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà đó phải nhờ vào sự trợ giúp của những người thân thích và bạn bè nay đã bị gió cuốn

- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực

- Tình cảnh khổ cực khi phải đối mặt với cảnh mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà run rẩy

- Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là căn nguyên chính của những nỗi khổ thường nhật kia

  • Vì chiến tranh mà gia đình phải lang bạt, nhà thơ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác

→ Thông qua cách miêu tả sinh động, chân thực và hàm súc hiện lên cảnh khốn cùng của tác giả cũng chính là bức tranh chung của xã hội những ngày đen tối.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 134 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM