Bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 04/07/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Treo biển

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Treo biển ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?

Trả lời bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số câu trả lời dưới đây

Câu trả lời 1

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Câu trả lời 2

Những chi tiết làm ta cười là mỗi lần có người góp ý thì nhà hàng không cần suy nghĩ, "nghe nói, bỏ ngay". Ta cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biến quảng cáo để làm gì.

Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ "cá". Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ "cá" và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.

Câu trả lời 3

Các chi tiết làm cho mọi người cười là :

- Nhà hàng treo lên một tấm biển thừa thông tin.

- Khi thấy khách hàng chê thì vội vã sửa chữa theo ý khách mà không suy xét.

- Cắt bỏ dần dần, đến khi tưởng không bị ai bắt bẻ thì lại vẫn có người bắt bẻ.

- Treo biển lên để quảng cáo lại cất biển đi, tốn phí công sức và thời gian.

Chi tiết cất biển, đó là khi cái cười được bộc lộ rõ nhất, bởi vì thể hiện trọn vẹn tính chất thụ động, không có chủ kiến của cửa hàng. Treo biển lên lại hạ biển xuống, tốn công, tốn sức mà tình hình vẫn không khác trước khi có biển.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 125 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Treo biển trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM