Bài 3 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 02/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 12 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội chi tiết nhất.

Đề bài: So sánh hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

Theo em, những điều răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.

Trả lời bài 3 trang 12 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

Hai câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

Cách trả lời 2:

- “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

Sự thành công trong công việc, sự thành đạt của học trò đều có công sức của thầy. Vì vậy, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.

- “Học thầy không tày học hạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

=> Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học khuyên nhủ về việc kết hạn và tình bạn.

-  So sánh hai câu tục ngữ trên: Hai câu nói về hai vấn đề khác nhau, câu nhấn mạnh vai trò của thầy, một câu lại nới về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau tưởng như hai câu mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra chú bổ sung nghĩa cho nhau.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

+ Máu chảy ruột mềm.

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần.

+ Có mình thì giữ

+ Sẩy đàn tan nghé

Cách trả lời 3:

So sánh 2 câu tục ngữ:

- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội

- Khác:

+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

- Bán anh em xa mua láng giềng gần

- Xảy đàn tan nghé

- Máu chảy ruột mềm.

Tham khảo thêmPhân tích Tục ngữ về con người và xã hội

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu văn bản cùng với các từ ngữ khó để soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM