Bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 118 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Hãy tìm các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy.

Trả lời bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Các luận điểm chính của đoạn trích:

– Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn thể, không trọng công ích).

– Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi của giai cấp phong kiến thống trị từ vua đến quan, từ quan đến sĩ tử.

– Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ (coi trọng lợi ích của đất nước, của người khác, bênh vực nhau và cùng nhau đòi công bằng xã hội).

Cách trả lời 2

Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:

- Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: Xã hội luân lí… dốt nát hơn nhiều.

- Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì.

- Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lí xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này.

-/-

Bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM