Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 05/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài dưới đây:

TỰ TÌNH

(Bài I)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân an đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Hồ Xuân Hương)

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Trả lời bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

So sánh hai bài thơ

– Giống: Cùng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

– Khác:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà, văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…) kể cả những chữ rất khó dùng (cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom).

+ Trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn,.. Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ.

→ Tạo nên sự khác biệt về phong cách giữa hai nhà thơ:

– Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có mang tâm trạng xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch, phá cách.

– Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

Cách trình bày 2

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

– Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

– Khác nhau:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

Cách trình bày 3

a. Tương đồng

Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

b. Khác biệt

Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày (tiếng gà văng vắng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm,...) kể cả những chữ rất khó dùng (cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom). Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: Tài tử vãn nhân ai đó tá?

+ Trong khi đó bài thơ cúa Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: Hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn,... Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.

c. Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

=> Mỗi bài thơ độc đáo và hay theo những cách riêng.

Cách trình bày 4

Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.

Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.

Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người.

Cách trình bày 5

- Tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

- Khác biệt: Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày

+ Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt. mang tính ước lệ

- Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

-/-

Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM