Bài 3 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 07/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 115 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

Trả lời bài 3 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Hình ảnh và tính cách của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được biểu hiện qua những lời giãi bày của nàng.

- Trước hết, đó là lời nói rõ nguồn cơn gặp nạn, lời cảm ơn cứu mạng của một cô gái khuê các thùy mị, nết na, học thức:

+ Cách xưng hô thật đúng mực, hợp lễ giáo: quân tử, tiện thiếp.

+ Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng: làm ơn đâu dám..., chút tôi liễu yếu đào tơ, gặp phải bụi dơ...

+ Cách thể hiện niềm cảm kích chân thành: Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

- Sau đó, Nguyệt Nga còn tỏ ra là một thiếu nữ rất mực đầm thắm, ân tình: đền ân cho chàng. Gẫm cầu báo đức... Ơn ở đây không chỉ là cứu mạng mà còn cứu cả đời con gái trong trắng của nàng:

Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.

Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù chẳng rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người.

Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

Nét đẹp tâm hồn đó của Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa: "Ơn ai một chút chẳng quên".

Trả lời ngắn gọn

Nét đẹp tâm hồn nhân vật Kiều Nguyệt Nga

- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói thể hiện sự khiêm nhường, mực thước, sự kính trọng, hàm ơn

- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn

- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ lễ nghi dù lòng không muốn

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:

Nguyệt Nga là người con gái gia giáo, nền nếp, là người con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ. Nàng còn là một cô gái dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường: “Chút tôi liễu yếu đào thơ”. Khi được Lục Vân Tiên cứu nguy, nàng rất muốn đền ơn nhưng áy náy, bãn khoăn không biết trả ơn thế nào "Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không". Tấm lòng chân thành của nàng là tấm lòng của một người trọng ơn nghĩa, nàng muốn mời Lục Vân Tiên về Hà Khê cùng mình để trả ơn.

Như vậy, Nguyệt Nga không chỉ là người con gái hiền lành, thùy mì, nàng còn là người ân nghĩa thuỷ chung. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng khi được Vân Tiên giúp thoát khỏi bọn cướp, thái độ của nàng rất kính trọng và đầy hàm ơn, mong muốn được báo đáp ơn nghĩa với người có công cứu mạng

Hoặc

Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chân thành:

Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa

Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi

Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

---------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 115 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM