Bài 3 trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 08/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:

a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.

b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội. Chẳng hạn:

– Một bài thơ (bài hát, bộ phim,…) đang gây nhiều tranh cãi;

– Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

– Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt nam?

c) Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.

Trả lời bài 3 trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Chọn vấn đề thứ ba.

Có thể trình bày theo các ý sau:

– Nêu những vẻ đẹp của người Việt Nam (Dùng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động, giàu nhân ái…). Khẳng định: đó là niềm tự hào dân tộc; là sự ngưỡng mộ của bạn bè trên thế giới; là những phẩm chất giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Người Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm (ví dụ: sự trì trệ bảo thủ trong công việc; đấu tranh chống ngoại xâm thì xả thân quên mình nhưng đấu tranh chống tiêu cực còn kiêng nể, né tránh…). Chỉ ra tác hại của những nhược điểm.

– Khẳng định quan điểm: cần bảo vệ nhược điểm của người Việt Nam. Đó là một cách “cải tạo quốc dân tính” như nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã từng làm.

Cách trả lời 2

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

Mở bài:

Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

Thân bài:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Với người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài:

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học.

-/-

Bài 3 trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM