Bài 3 trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 05/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 112 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Câu ghép

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi cách nối các vế câu, soạn bài Câu ghép chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

Trả lời bài 1 trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nối bằng một quan hệ từ : và, rồi, mà, còn, song, nhưng, chứ...

Ví dụ:

  • Tôi thì thấp song anh trai tôi thì cao
  • Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà.
  • Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.
  • Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh.

Nối bằng cặp quan hệ từ : vì... nên, bởi... nên, tại... nên, do... nên, nếu... thì, giá... mà, tuy... nhưng, chẳng những... mà còn...

Ví dụ:

  • Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.
  • Vì trời mưa nên tôi không đi chơi được
  • Nếu trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi
  • Giá mà tôi cố gắng nhiều hơn nữa thì tôi đã đạt được điểm số cao hơn

Không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.

Ví dụ:

  • Trời tối sầm lại, gió bắt đầu nổi lên, mưa nặng hạt dần.
  • Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu
  • Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp
Ghi nhớ

- Có hai cách nối các vế câu

- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

  • Nối bằng quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này; giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 112 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Câu ghép trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM