Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Xa ngắm thác núi Lư ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.
Trả lời bài 3 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Những vẻ đẹp khác nhau của thác được Lí Bạch phát hiện và miêu tả :
- Trong câu thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.
- Trong câu thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước” trong trạng thái động ở các phương diện:
- Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp
- Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông
- Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước
- Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vì và tráng lệ.
- Trong câu thứ tư: Tác giả thật hay so sánh hết sức là độc đáo. Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.
Trả lời ngắn gọn
Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp :
- Câu thơ thứ hai : Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.
- Câu thơ thứ ba : miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.
- Câu thơ cuối : lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.
Tham khảo thêm một số câu trả lời khác
Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp là:
- Câu thơ thứ hai:
- Nhà thơ đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng
- Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của tác giả
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”
- Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở
- Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ảo
- Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh
→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc
- Câu thơ thứ tư:
- Nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực
- Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống
- Tác giả gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng bạn đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có
Hoặc
Vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp:
- Câu 2: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (Xa trông dòng thác trước sông này). Từ quải (treo) là từ quan trọng nhất trong câu không được dịch thơ khiến câu thơ dịch đã kém sinh động. Câu này không chỉ làm rõ ý của đề mà còn cho thấy ấn tượng ban sơ của tác giả đối với thác nước. Từ quải biến động thành tĩnh. Vì ngắm từ xa, thác nước trên cao đổ ầm ầm xuống trông như một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. Hai câu thơ 1 và 2 đẹp như một bức tranh tráng lệ kì vĩ: đỉnh núi mịt mù một màu khói tía, dưới chân núi là đòng sông tuôn chảy và khoảng giữa là thác treo cao như một dải lụa trắng.
- Câu 3: Phi lưu trực há tam thiên xích (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước).
- Câu thơ từ tĩnh chuyển sang động: phi lưa (chảy như bay) gợi người đọc mường tượng một thế núi cao.
- Trực há (thẳng xuống) mường tượng ra một sườn núi dốc đứng.
- Tam thiên xích (ba nghìn thước) con số ước lệ, khoa trương nhưng đọc lên vẫn thấy chân thực lạ thường.
- Câu 4: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây) là sự kết hợp tài tình giữa thực và ảo làm nên cảm giác bay bổng diệu kì của nhà thơ. Nghi thị (Ngỡ là) ở đây biết rõ sự vật không phải là như vậy nhưng nhà thơ vẫn tin và thuyết phục người đọc tin là như vậy. Đó chính là sức mạnh kì lạ của thơ ca.
------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 111 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Xa ngắm thác núi Lư trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp