Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư
Các lí lẽ của HT đã tác động tới Kiều như thế nào?
Qua lời đối đáp của HT. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?
Trả lời bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 108 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Trả lời chi tiết
- Khi Kiều gặp lại Hoạn Thư, bao nhiêu hờn oán ngày xưa trở về trong hồi ức, nàng đã thốt lên với giọng mỉa mai xa gần. Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người chiến thắng" ra tay báo oán, Kiều đã “chào thưa” bằng những lời “mát mẻ":
- “Thoắt trông nàng đã chào thua
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”
- "Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ “mấy tay”, “mấy gan” như những mũi kim bén nhọn:
Trước lời nói ấy, Hoạn Thư “hồn lạc phách siêu" nhưng vẫn đầy đủ bản lĩnh, bình tĩnh để: “Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca”, để gỡ tội của Hoạn Thư.
Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khổ: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”. Là “thủ phạm” đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã “gươm tuốt vắp ra", Hoạn Thư “hồn lạc phách xiêu”. Người đàn bà này tự biết tội trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt: Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của họ “họ Hoan danh gia" đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái “khấn đầu" giữ lễ, khi chân tay đang bị trói.
Trước hết nhận tội “ghen tuông và lí giải đó là chuyện thường tình” của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút “ân tình” ngày xưa: một là đã cho Kiều xuống Quan Âm các “giữ chùa chép kinh”, không bắt làm thị tì nữa, hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ dùng những từ kín đáo để người trong cuộc mới hiểu. “Nghĩ cho” là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho
“Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo."
Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: “Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương". Tuy “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai", nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư “kính yêu” Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng:
"Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành. Vì thế, Kiều phải “khen cho”: “Khôn ngoan đến mục nói năng phải lời”. Không thể là “người nhỏ nhen", Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:
"Đã lòng trị quá thì nên:
Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay.”
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng.
- Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ để gỡ tội: “Rằng tôi chút phận đàn bà - Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Lí lẽ này đã xoá đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai". Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.
- Tiếp đến Hoạn Thư kể lại “công” đã cho Kiều ra viết kinh ở các Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.
- Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn rộng như biển trời của Kiều: “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".
- Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhận đây là một con người "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời", Hoạn Thư đưa Kiều đến chỗ khó xử: “Tha ra thì cũng may đời - Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen". Nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng rồi lại khoan dung độ lượng: “Đã lòng tri quá thì nên”. Hoan Thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng cư xử theo quan điểm triết lí dân gian “Đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại".
- Qua cách lí lẽ để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”. Tuy nhiên việc Hoạn Thư được tha bỗng chủ yếu là do tấm lòng độ lượng của Kiều. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán một lần nữa đã làm ngời lên tấm lòng vị tha nhân hậu của người con gái họ Vương.
- Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan toà cầm cán cân công lí. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán là sự phản ánh khát vọng ước mơ công lý chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du.
Trả lời ngắn gọn
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư : xóa ranh giới kẻ thù, về cùng phía “phận đàn bà” → từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” → kể rằng từng tha cho Kiều→ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” → nhận lỗi và mong tha thứ.
- Các lí lẽ đó tác động tới Kiều : nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
- Tính cách Hoạn Thư : khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.
Tham khảo cách trình bày khác
Thái độ của Kiều, Hoạn Thư vô cùng hoảng hốt và sợ hãi
- Sợ đến mức “hồn lạc phách siêu”
- Bằng sự khôn ngoan, nàng lấy lại được bình tĩnh để gỡ tội
- Trình tự lý lẽ:
- Đầu tiên tự nhận và nói về thân phận đàn bà, Hoạn Thư với Thúy Kiều cùng giới, cùng chịu thiệt thòi
- Hoạn Thư cho rằng chuyện ghen tuông là chuyện thường tình, không thể tránh khỏi
- Hoạn Thư kể tới việc đã nương tay cho Thúy Kiều: cho ra gác viết kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không bắt
- Hoạn Thư tỏ vẻ mụ “hồn lạc phách xiêu” và mong sự khoan hồng của Kiều
- Bằng lời lẽ không ngoan, lọc lõi tác động tới Thúy Kiều, khiến nàng từ việc muốn trừng phạt báo thù, Kiều đã tha cho Hoạn Thư
Hoặc
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: rất đáng khâm phục, chặt chẽ, lôgíc.
- Thứ nhất, Hoạn Thư biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.
- Thứ hai , Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.
- Thứ tư, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu.
- Thứ năm, cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều
Tác động tới Kiều: Sự phải lời của Hoạn Thư đã làm cho cơn giận của Kiều nguôi ngoai, và đặt nàng vào tình thế làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen đành phải tha bổng cho Hoạn Thư.
Nhận xét tính cách Hoạn Thư: Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được.HT là con người khôn ngoan, lọc lõi, đầy bản lĩnh. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao".
-------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp