Bài 3 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 31/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 106 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ngữ cảnh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ngữ cảnh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

Trả lời bài 3 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Ngữ cảnh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 106 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tần tarp, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết về hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài.

Ví dụ: việc dùng thành ngữ “một duyên hai nợ” không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà con xuất phát từ chính ngữ cảnh của sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả chồng, cả con. Đây cũng là bài thơ nói lên sự biết ơn của nhà thơ với người vợ của mình.

Cách trình bày 2

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương

– Bà Tú là người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó làm ăn nuôi chồng nuôi con

– Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ

– Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh cho nội dung các câu thơ trong bài

+ Tác giả sử dụng các thành ngữ khắc họa số phận con người “một duyên hai nợ” (thân phận, sự vất vả của bà Tú khi nuôi con)

Cách trình bày 3

- Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương:

+ Bà Tú là một người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con.

+ Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ.

+ Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài (6 câu đầu). Ví dụ, việc dùng thành ngữ "một duyên hai nợ" không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà còn xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: Bà Tú phải làm để nuôi cả chồng và con.

Cách trình bày 4

Bài thơ của Tú Xương gắn liền với hoàn cảnh gia đình tác giả và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ tác giả viết dành tặng cho người vợ tần tạo, chịu thương chịu khó của mình. Bài thơ là tấm lòng của tác giả đối với người vợ thân yêu của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua từng chi tiết trong bài thơ, nhưng được tập trung chủ yếu trong 6 câu đầu.

Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông. Với tình cảm yêu thương, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động chân thực hình ảnh của người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.

-/-

Bài 3 trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ngữ cảnh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM