Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 03/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hay cây phong

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Hay cây phong chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.

Trả lời bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

▪ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

▪ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.

▪ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

▪ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

▪ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

➜ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Trả lời ngắn gọn

Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

- Hai cây phong chiếm vị trí trung tâm vì nó là biểu tượng của làng, vì nó gắn bó với cả cuộc đời từ khi tấm bé của nhân vật tôi.

- Hai cây phong được miêu tả sống động vì người kể chuyện đã hóa thân vào đó để hiểu thấu nó như một sinh thể sống.

- Sự miêu tả đó đến từ cả kinh nghiệm, kí ức của những người đi trước.

Tham khảo thêm một số cách trình bày khác

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi” , nguyên nhân khiến cho hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thời ấu thơ, gắn với quê hương, gắn với nơi chôn rau cắt rốn của “tôi”. Và đặc biệt, hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

Có thể nói, trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong đã được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ vì nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hay cây phong trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM