Soạn sử 9 bài 20

Những nội dung soạn sử 9 bài 20 của ĐọcTàiLiệu này chắc chắn sẽ là môt tài liệu hữu ích đối với bạn.

Ở đây các bạn có thể nắm được những kiến thức quan trọng đó và hơn thế nữa chúng tôi còn gửi đến bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm cùng loạt bài hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 77 đến 80 trong sách giáo khoa môn lịch sử 9.

Hãy cùng tham khảo nhé...!

Sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Mục lục nội dung

Kiến thức sử 9 bài 20

Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:

Tình hình thế giới và trong nước

* Tình hình thế giới có nhiều biến đổi:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho mâu thuẫn trong xã hội trong các nước tư bản thêm sâu sắc. Chế độ phát xít được thiết lập ở nhiều nước.

- Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân các nước để tập hợp đông đảo các lực lượng dân chủ chống phát xít, chống Chiến tranh.

- Ở Pháp, năm 1936 Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách dân chủ cho các nước thuộc địa.

* Tình hình trong nước:

- Một số tù chính trị được thả và nhanh chóng hoạt động trở lại.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến các giai cấp, tầng lớp. Chính sách bóc lột, khủng bố của Pháp càng làm cuộc sống của nhân dân ta thêm ngột ngạt. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ được đặt ra.

Tham khảo thêm: Trả lời câu hỏi trang 77 sử 9 (Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939?)

Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939

* Chủ trương của Đảng:

- Về kẻ thù: Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân là bọn phản động thuộc địa Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp.

- Về nhiệm vụ cách mạng. “Chống phát xít, chống Chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.

- Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) (đến 3/1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp lực lượng yêu nước.

- Hình thức và phương pháp đấu tranh: triệt để lợi dụng khả năng đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.

* Các phong trào đấu tranh:

- Cuộc vận động lập Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội (8/1936). Quần chúng tổ chức mít tinh, hội họp, diễn thuyết, đưa yêu sách đòi cải thiện đời sống.

- Phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của Pháp đến Đông Dương năm 1937. Nhiều cuộc mít tinh, đưa “dân nguyện”... đã diễn ra.

- Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông và các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938.

- Nhiều tờ báo công khai của Đảng, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể ra đời như: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin tức, Nhành lúa... Một số sách chính trị phổ thông được lưu hành rộng rãi, tiêu biểu là cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình.

* Kết quả: do sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp, phong trào công khai thu hẹp dần và chấm dứt vào tháng 9/1939.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên được nâng cao, uy tín và ảnh hưởng của Đảng lan rộng, thấm sâu trong quần chúng.

- Quần chúng được tập hợp đấu tranh; chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được tuyên truyền và giáo dục sâu rộng.

- Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển. Đảng ta được rèn luyện và trưởng thành trong lãnh đạo đấu tranh.

Xem thêm trả lời câu hỏi câu hỏi trang 79 sử 9 (Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 -1939?)

Thuật ngữ và khái niệm bài 20 sử 9

- Phát xít: hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương tiêu diệt mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây Chiến tranh xâm lược nhằm xác định địa vị của chúng. 

- Đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp: phương pháp và hình thức đấu tranh trong khuôn khổ của giai cấp thống trị, công khai hoặc nửa công khai, nhằm từng bước đạt mục tiêu cuối cùng là lật đổ chế độ cũ, lập chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.

Trên đây là sơ lược kiến thức  quan trọng nhất mà bạn cần phải nắm vững. Nội dung tiếp theo của phần soạn sử 9 bài 20 dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm cùng hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK giúp các em học tốt hơn bài học này.

Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 20

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh:

A. Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
B. Quốc tế Cộng sản họp đề ra chủ trương mới.
C. Liên Xô giúp đỡ cách mạng các nước thuộc địa.
D. Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử, thi hành các quyền tự do dân chủ.

2. Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:

A. chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
B. đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương độc lập.
C. chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ Chiến tranh, đòi tự do, cơn áo, hoà bình.
D. đòi cải thiện đời sống cho nhân dân.

3. Cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo diễn ra vào ngày:

A. 1/5/1930
B. 1/5/1936
C. 1/5/1937
D. 1/5/1938

4. Năm 1936, Đảng ta chủ trương thành lập:

A, Mặt trận phản đế Đông Dương
B. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương
D. Mặt trận Việt Minh

➜Xem đầy đủ bài và câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 20

Giải bài tập SGK

Bài 2 trang 80 SGK Lịch sử 9

Bài 2 trang 80 SGK Lịch sử 9

Giải bài 2 trang 80 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 so sánh sự khác biệt trong đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 với giai đoạn 1930 -1931

Bài 1 trang 80 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 80 SGK Lịch sử 9

Giải bài 1 trang 80 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã nhận những gì từ cao trào dân chủ 1936 -1939

Câu hỏi thảo luận trang 77 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 77 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 77 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những ảnh hưởng mà cách mạng Việt Nam những năm 1936 – 1939 đã chịu từ tình hình thế giới và trong nước