Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
Trả lời bài 2 trang 99 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Viết đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
Dựa vào gợi ý sau để hoàn thành đoạn văn:
Nỗi niềm dồn nghẹt con tim, cô gái chân bước trong thẫn thờ, khiến “Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Người ra đi mang theo sự lưu luyến khôn nguôi (vừa đi vừa ngoảnh… trông) như muốn chờ đợi chàng trai. Đôi chân cứ bước đi nhưng lòng nặng trĩu nỗi niềm: đi theo 1 người mà mình không hề yêu thương, bỏ lại sau lưng 1 mối tình đẹp đẽ (đau đớn dồn nén). Đường cô gái đi rất dài, nơi cô đến: rừng ớt, rừng cà, rừng lá ngón, hành động: ngắt lá ớt, lá cà, chờ, đợi, ngóng trông. Lá ớt, lá cà, lá ngón đều là lá độc –> cô gái như muốn kết thúc số phận của mình, để khỏi đi theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề yêu thương, muốn được sống bên chàng trai –> ước muốn được tự do yêu đương của con người.
Cách trình bày 2
Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau :
- Cử chỉ : cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,…
- Tâm trạng : lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,…
Lưu ý : Khi viết, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng.
Có thể mở đoạn như sau: "Người đẹp anh yêu phải gồng ghánh theo chồng, chân cất bước mà lòng chẳng thể nguôi ngoai". Học sinh tự triển khai các câu tiếp theo
Cách trình bày 3
Viết đoạn văn diễn tả cử chỉ, tâm trạng của cô gái trong 9 câu thơ đầu đoạn truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
- Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa dùng dằng, muốn quay trở lại. Nỗi mong ngóng người yêu “tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi…
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa, mong ngóng, chờ đợi. khi tiễn biệt thì lưu luyến, buồn đau khi người con gái phải lìa xa người yêu theo chồng
Có thể viết như sau.
Cô gái trong bài thơ Tiễn dặn người yêu thẫn thờ tạm biệt người yêu theo chồng mà “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Nỗi niềm đau xót khôn nguôi, sự quyến luyến với người yêu cũ khiến cô vừa đi vừa ngoảnh lại như muốn níu kéo thêm thời gian ở lại chờ đợi chàng trai. Cô bước đi nhưng lòng nặng trĩu nỗi buồn vì theo người không yêu, bỏ lại mối tình đẹp đẽ đầy đau đớn. Trên quãng đường dài, cô ngóng đợi, chờ trông về phía anh chàng như một sự bấu víu:
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Cô gái như muốn kết thúc số phận của mình để khỏi phải theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề thương, muốn được sống cạnh chàng trai. Đó cũng chính là khát vọng, ước mong muốn được tự do yêu đương của con người.
Cách trình bày 4
Vậy là người yêu của tôi đã cất bước đi lấy chồng. Quẩy gánh bước qua cánh đồng rộng, nàng vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa ngoái trông như hi vọng một điều gì đó trong vô vọng. Cánh đồng xanh mát, rộng mênh mông như chính nỗi lòng đau đớn vô hạn của chúng tôi.. Dường như nàng cũng thấu hiểu nỗi lòng của tôi lúc này. Chân nàng bước mà lòng không muốn rời, đau xót, nhớ thương vô cùng. Tới rừng ớt, nàng ngắt lá ớt lấy cớ ngồi chờ; tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi; tới rừng lá ngón lại ngóng trông... Nàng như muốn níu kéo chút thời gian cuối cùng trước khi chúng tôi phải xa cách, nàng cất bước về nhà chồng.. Tâm trạng rối bời , bao nỗi vương vấn, lưu luyến đang dằn vặt trong tâm hồn bé nhỏ của người con gái tôi yêu.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !