Bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 27/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bánh trôi nước chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Trả lời bài 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.

b. Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:

- Hình thể: trắng, đẹp

- Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt, thủy chung

- Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.

c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Cách trình bày 2

a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả

Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:

- Vừa trắng lại vừa tròn

- Bảy nổi ba chìm

- Tùy sự khéo léo của người nặn bánh

- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh

b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ

- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ

- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca

⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt

c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu

- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ

- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.

Ghi nhớ

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

- Sử dụng quan hệ từ: Khi nói hoặc viết có trường hợp không nhất thiết phải dùng quan hệ từ để hiểu đúng câu văn.

- Có những quan hệ từ được dùng thành cặp (nếu…thì, vì…nên, sở dĩ…vì, tuy…nhưng)

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 95 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Bánh trôi nước trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM