Bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sau phút chia ly

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sau phút chia ly ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?

Trả lời bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.

Cách trình bày 2

Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ

  • Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
  • Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về

→ Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi

  • Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người

Cách trình bày 3

- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.

- Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Cách trình bày 4

- Khổ thơ đầu là nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia li phũ phàng. Phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về thể hiện sự cách trở ngang trái.

  • Chàng sẽ đi vào cõi xa xăm, vất vả
  • Còn Thiếp trở về vò võ một mình trong căn phòng trống.

- Sự ngăn cách giữa Chàng và Thiếp qua đôi mắt trông theo Chàng của người ở lại thật khắc nghiệt và nặng nề. Tư tưởng như phủ lên màu biếc của rmây trời, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hai hình ảnh biển và núi xanh tạo cái mênh mông cho  nỗi đau buồn vì chia li.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 92 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Sau phút chia ly tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM