Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 90 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng chi tiết nhất.
Đề bài:
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?
Trả lời bài 2 trang 90 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Tây Tiến lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 90 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
* Bức tranh thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất:
– Sương rừng: “sương lấp đoàn quân mỏi”: Sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.
– Dốc núi, vực sâu:
+ Các từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.
+ Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện cách đo chiều cao rất riêng của người lính Tây Tiến. Núi rừng miền Tây có chiều cao thăm thẳm, đằng sau đó là nụ cười vui, tếu táo của người lính trẻ.
+ Phép điệp từ “ngàn thước” xuất hiện hai lần trong một câu thơ mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, tái hiện chặng đường hành quân của lính Tây Tiến hết lên cao lại đổ xuống sâu vô cùng hiểm trở.
– Mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.
– Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:
+ Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.
+ Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra dòng chảy thời gian bất tận, những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận.
* Hình ảnh người lính Tây Tiến:
– Người lính: dãi dầu, không bước nữa, gục lên súng mũ, bỏ quên đời…
→ Vừa gợi lên sự gian khổ đến khắc nghiệt, nhưng cũng thể hiện bản chất cứng rắn, ngang tàng của người lính.
– Hình ảnh người lính được đặt trong bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn để rồi điểm dừng chân của họ là một bản làng yên bình bên nồi cơm nếp thơm “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Cách trả lời 2
Bốn câu thơ đầu: nhà thơ đề cập ngay đến nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc. Đó là một nỗi nhớ chơi vơi ==> điệp vần “ơi” khiến cho ta thấy được nỗi nhớ ấy mênh mông da diết đến mức nào.
Các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối.
Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ. Nó gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối đen như mực.
Bốn câu thơ tiếp: Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng. Bốn câu thơ mà trong đó đa số là vần Trắc kết hợp với các từ láy như ‘khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, tạo nên sự trắc trở gian khó của thiên nhiên mà hàng ngày người lính phải đi qua.
Câu cuối toàn vần bằng, gợi lên sau những phút giây hành quân gian khổ thì đoàn quân Tây Tiến trở về với cảm giác an toàn nhẹ nhàng kết thúc một hành trình.
Những câu thơ tiếp theo: Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm.
==> Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.
Cách trả lời 3
Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ:
+ Sông Mã và Tây Tiến là hình ảnh kết tinh nỗi nhớ của tác giả: nhớ miền Tây và nhớ lính Tây Tiến.
+ Địa danh được nhắc tới như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu.
+ Đặc điểm hiểm trở, gập ghềnh trong cuộc hành quân: mây, mưa, thác, cọp…
+ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mở ra cuộc hành quân giữa núi cao, vực sâu, rừng thẳm… liên tục xuất hiện trong bài.
– Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu ( Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người).
+ Bức tranh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, mất mát đau thương của người lính Tất Tiến.
– Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên:
+ Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây.
+ Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên.
+ Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ.
-> Những người lính Tây Tiến giữa núi rừng hiểm trở làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến.
Cách trả lời 4
a. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp... con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được mở ra trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến, cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày... liên tục xuất hiện trong bài thơ.
- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến càng thể hiện rõ nét hơn bằng những thủ pháp nhân hoá, cường điệu: "súng ngửi trời"... và:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người...
Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
b. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:
- Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội - Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm" đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Có cái gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh thanh thản, đẹp tuyệt vời:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Có sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Tham khảo:
- Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
- Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tây Tiến - Quang Dũng tốt hơn trước khi đến lớp.