Bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 07/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?

Trả lời bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2  trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Đối tượng: người nghe là toàn thể đồng bào (người nước mình, anh em, dân Việt Nam…)

– Tác giả đặt vấn đề thẳng thắn, trực tiếp, gây ấn tượng mạnh mẽ vấn đề: Việt Nam chưa có luân lí xã hội

– Để gạt đi sự ngộ nhận có thể có người nghe về sự hiểu biết của chính họ về vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.

– Tác giả loại bỏ sự xuyên tạc không cần thiết: “Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?”

→ Tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh

Cách trả lời 2

Phần 1: Tác giả đã chọn cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.

– Phủ định tuyệt đối: Nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí.

– Tác giả còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người.

+ Một tiếng bè bạn không thể cho thay xã hội luân lí được.

+ Những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”.

– Sự sống động trong tư duy, sự nhảy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả thể hiện ở phần đầu đã khẳng định uy lực lời nói, tạo ấn tượng mạnh mẽ.

Cách trả lời 3

- Bài này được Phan Châu Trinh trình bày trong buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19 - 11 - 1925 và tất nhiên đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe tại buổi diễn thuyết đó (sau đó mới là toàn thể đồng bào, "người nước mình", "anh em", "dân Việt Nam",...). Chính bởi vậy mà có thể thấy rằng, cách đặt vấn đề của tác giả là khá thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Vấn đề được trình bày và khẳng định là: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.

- Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp đó, lường trước khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".

=> Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

-/-

Bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM