Bài 2 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 06/05/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 83 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 83 sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2 phần trả lời câu hỏi Luyện tập trên lớp, soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài: Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết:

a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e) ? Trong số đó, em thích câu nào nhất ?

(1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

(2) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

(3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế này không? Xin hãy nhớ rằng bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác.

b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?

(1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kỹ thuật và văn hóa - nghệ thuật ngày một nâng cao.

(2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức.

(3) Muốn có tri thức thì cần phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

(4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gí có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống

c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?". Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn ? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa ?

d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp ? Vì sao ?

Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành quy nạp (hoặc từ quy nạp thành diễn dịch) được không ?

Trả lời bài 2 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 2

a)

- Cả ba câu đều có thể dùng để giới thiệu luận điểm nhưng cần bỏ đi các từ “Tuy nhiên, Do đó, Nhưng” ở đầu mỗi câu đó đi vì ở đây chúng không thích hợp với yêu cầu chuyển đoạn, không giúp cho luận điểm này (e) gắn kết với các luận điểm trên.

- Có thể nghĩ thêm vài câu giới thiệu luận điểm (e) theo cách khác:

Nếu các bạn chịu khó suy nghĩ về tương lai, cấc bạn sẽ thấy ngay là nếu bây giờ chỉ ham vui chơi thì sau này sẽ vô cùng hối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống.

Đời người, ai cũng chỉ có một lần có những năm tháng tuổi trẻ được đi học, được ngồi trên ghế nhà trường. Nếu các bạn chỉ ham chơi, để lãng phí những năm tháng ấy, không chịu học hành thì sau này sẽ vô cùng hối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống.

b) Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

  • Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá – nghệ thuật ngày một nâng cao.
  • Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
  • Câu (3) được suy ra từ câu (2): muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.
  • Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c)

Ta có thể viết theo cách kết thúc bằng một câu hỏi như sau:

Sau này, khi đã gắng công học tập và thành đạt trong cuộc đời, chẳng lẽ bạn còn lo không có được một niềm vui chân chính hay sao?

- Có thể kết thúc đoạn văn ấy theo một cách khác:

Bạn ơi! Chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để đi: bây giờ phải chăm chỉ học tập thì mai sau mới có thể đạt được ước mơ và có được niềm vui trong cuộc sống.

d) Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch vì:

  • Nếu câu chủ đề nằm ở đầu đoạn thì đó là đoạn văn diễn dịch
  • Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn thì đó là đoạn văn quy nạp.

- Ta có thể biến đổi cách viết đoạn văn từ diễn dịch thành quy nạp bằng cách đặt câu chủ đề xuống cuối đoạn văn đồng thời phải sắp xếp các luận cứ sao cho hợp lí và luôn có sự gắn kết chặt chẽ.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 83 SGK ngữ văn 8 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM