Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 77 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai.
Trả lời bài 2 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Tham khảo một số cách trình bày dưới đây
Cách trình bày 1
Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên, tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
Cách trình bày 2
Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”.
Cách trình bày 3
Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là mơ hồ không rõ , lúc có lúc không huyền ảo vi diệu
Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai là cảnh chiều tàn. Không khí êm đềm tĩnh lặng thanh bình mọi vật chìm dần vào sương khói mơ hồ huyền ảo rất thơ rất mộng
Cách trình bày 4
Cụm từ “nửa như có nửa như không” miêu tả cảnh vật đã chập chờn vào lúc ngày sắp tàn. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên, mới có đó mà không đó.
--------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.