Bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 22/05/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nói với con

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Nói với con chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

Trả lời bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

- Bằng hình ảnh cụ thể, qua cách diễn đạt tượng trưng, bốn dòng thơ thể hiện lòng yêu thương, chăm chút, vui mừng và mong chờ của cha mẹ.

- Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương được gợi lên qua hình ảnh:

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

Các động từ cài, ken vừa diễn tả công việc cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó. Núi rừng quê hương thật thơ mộng và hữu tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn lẫn lối sống:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

Cách trình bày 2

Đoạn đầu bài thơ là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc che chở của quê hương đối với con.

Bốn câu thơ đầu là những hình ảnh hết sức cụ thể của một không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười’’

Con trẻ đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự mong chờ nâng đón của bậc sinh thành. Từng bước đi là từng tiếng nói tiêng cười được mẹ cha nâng niu, chăm chút, mừng vui đón nhận từng ngày.

Không chỉ có tình yêu thương sự che chở đỡ nâng của cha mẹ, con trẻ còn trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình của quê hương ruột thịt:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con dường cho những tấm lòng...”

Những hình ảnh tươi đẹp “Đan lờ cài nan hoa, Vách nhà ken câu hát” gợi lên cuộc sống lao động cần cù vui tươi của “người đồng mình”. Các động từ cài, ken, không chỉ miêu tả cụ thể mà còn cho thấy một cách sinh động tình cảm gắn bó, quấn quýt. Ngay cả rừng núi của quê hương tự bao đời rồi vẫn thơ mộng và trữ tình đã che chở, dưỡng nuôi con người cả về tâm hồn, về lối sống “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” là như thế.

Cách trình bày 3

Ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quân quýt, hạnh phúc:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước cham tiếng cười

Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Đó là tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình", được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: Đan lờ cùi nan hoa Vách nhà ken câu hát Các động từ “cài”,” ken” vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên được tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người đối với quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình, đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống:

Rừng cho hoa

 Con đường cho những tấm lòng

Cách trình bày 4

- Người con được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương:

  • Chân phải bước tới cha: cha luôn dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con
  • Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ.

→ Đứa trẻ sống trong tình yêu thương, chở che của cha mẹ.

- Người con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương

  • Người đồng mình yêu lắm
  • Đan lờ cài nan hoa
  • Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→ Nền tảng gia đình, quê hương nâng đỡ đứa trẻ trưởng thành.

Tham khảo: Phân tích tình cha con trong bài Nói với con

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM