Bài 2 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 19/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 61 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 8.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết nhất.

Đề bàiSự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

Trả lời bài 2 trang 61 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Tội ác và sự hống hách, ngang ngược của giặc được lột tả:

- Bộ mặt của giặc được phơi bày bằng những việc trong thực tế:

+ Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.

+ Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.

=> Lột tả bộ mặt ngang ngược, thói tham lam, sự độc ác của những quân giặc, đồng thời bày tỏ sự căm phẫn, thái độ khinh bỉ cực độ của tác giả.

- Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ:

+ So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.

+ Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

=> Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, khơi gợi lòng tướng sĩ thái độ căm phẫn trước kẻ thù và trách nhiệm với đất nước.

Tham khảo thêmPhân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Cách trả lời 2:

Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "sỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

=> Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Cách trả lời 3:

Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn tả bằng những hình ảnh ẩn dụ.

- Kẻ thù tham lam tàn bạo : đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Có thể so sánh với thực tế lịch sử, năm 1277 Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạn cả đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp. Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tế sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu.

=> Đoạn văn đã khơi dậy nỗi nhục mất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ quê hương, đất nước.

>>> Đọc thêmChứng minh Hịch tướng sĩ đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu nước

Bài 2 trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi biên soạn với những cách trình bày khác nhau dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hịch tướng sĩ nhé.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM