Bài 2 trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 06/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 55 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ ngữ văn 12.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiPhân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. Bài hát của ông Năm Hên gợi cho anh (chị) cảm nghĩa gì?

Trả lời bài 2 trang 55 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

  * Tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên:

- Là người thợ già bắt cá sấu nổi tiếng vùng Kiên Giang đạo, ông tự nguyện bơi xuống đến bắt cá sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu.

- Mưu trí của ông đơn giản, bất ngờ mà hiệu quả: Đào rãnh nông dẫn tạo đường cho sấu bò lên bờ → đốt lau sậy, hun lửa cho sấu cay mắt, ngạt thở phải bò lên bờ → chặn sấu lại, tọng khúc cây mốp dẻo, dính chặt hai hàm răng sấu → Dùng lưỡi mác cắt đứt gân đuôi sấu, dùng dây cóc kèn trói hai chân sau, để hai chân trước cho sấu bơi, đóng bè xuôi về làng.

=> Cách bắt sấu thể hiện sự dũng cảm, thông minh, có năng lực quan sát, phán đoán sắc sảo.

* Bài hát của ông Năm Hên nghe thật bi ai, rùng rợn tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có người anh ruột của ông. Bài hát nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt của những người dân mở đất đến miền cực Nam, mong giải oan cho họ.

Tham khảo thêm văn mẫuPhân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Cách trả lời 2:

Tính cách, tài nghệ của Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh Hạ:

- Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như là một thầy tướng pháp; đến nơi bắt cá sấu chỉ mang theo một lọn nhang trần và một hũ rượu.

- Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu: ông là thợ bắt cá sấu, bắt bằng tay không, là người can trường dũng cảm, chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưới, một mình bắt sống 45 con cá sấu còn sống nguyên.

- Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".

- Ông là người mê ca hát nhưng tiếng hát của ông như ai khóc lóc, như ai phẫn nộ:

+ Tiếng hát cùng hình ảnh: áo rách vai, tóc rối mù, mắt ngầu đỏ, bó nhang cháy đỏ quơ đi, quơ lại trên tay gợi những đau thương mà con người phải trả giá để sinh tồn trên mảnh đất hoang dại, kì bí. Đồng thời hình ảnh ấy cũng gợi lên vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chế ngự và làm chủ nó.

+ Tiếng hát của ông cũng là một sự hoá giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bị sấu ăn thịt, những linh hồn vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc:

Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi

Ta thương ta tiếc lập đàn giải oan...

- Hình tượng nhân vật Năm Hên được xây dựng thật giàu tình thương người, rất mộc mạc khiêm nhường nhưng cũng rất mưu trí, gan góc, can trường. Tiếng hát của ông thể hiện tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, ông hát để tỏ lòng thương tiếc những người xấu số và bằng hành động khôn khéo bắt đàn sấu dữ, ông đã "lập đàn giải oan" cho họ.

Cách trả lời 3:

* Tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc:

- Là người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo.

- Bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với vỏn vẹn một lon nhang trần và một hũ rượu.

- Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người bị cá sấu bắt.

- Hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh bắt giết cá sấu trừ họa cho dân lành.

- Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sập đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng một khúc mốp dính chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng cá sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về.

⇒ Nghệ thuật miêu tả của Sơn Nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.

* Bài hát của ông Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sâu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có anh ruột của ông. Bài hát đầy khắc khoải, da diết ám ảnh tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất U Minh, nhiều người phải bỏ thân “nơi đầu gành cuối bãi” vì “manh áo chén cơm”, đồng thời cũng cho thấy tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. Lời bài hát thể hiện sự xót xa, thương tiếc chân tình của một con người giàu lòng yêu thương.

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2 do Học Tốt tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ trong chương trình soạn văn 12 THPT.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM