Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát châm biếm chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Trả lời bài 2 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Ở đây, lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, thầy bói dùng cái trò ấu trĩ này để lường gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười, châm biếm sâu sắc.
Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói dốt nát kia.
Bài ca dao có nội dung tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!
Trả lời ngắn gọn
- Lời thầy bói - phán những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người.
- Lời phán cụ thể, rõ ràng, chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa
- Nói dựa, nói nước đôi
- Cách châm biếm, phên phán: dùng chính những lười lẽ của thầy bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp, dối trá, gian xảo của hắn
⇒ Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
Bài ca dao có nội dung tương tự:
- Thầy bói ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
- Tử vi xem bói cho người
số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
---------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Những câu hát châm biếm trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.