Bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 22/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 51 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.

Trả lời bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nhà thơ tả cảm giác vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kinh

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này. Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.

Cách trình bày 2

Nhà thơ cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi tiếng chuông chùa:

+ Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia dường như giác ngộ

+ Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình

+ Tất cả dường như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa với không khí linh thiêng chốn Phật đường

+ Sinh khí Hương Sơn vô hình hiện hữu trong tất cả sự vật

⇒ Tác giả nắm bắt được tinh thần, thần tình.

Cách trình bày 3

Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

- Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này.

- Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền luỵ của trần gian để hoà nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này.

- Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đểu dường như thoát tục.

=> Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hoà tan trong tất cả. Đó đúng là một sự nắm bắt tinh tế, thần tình.

Cách trình bày 4

Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

Chùa là nơi thanh tịnh, đây là nơi bình an, yên tĩnh để mọi người có thể thoát khỏi kiếp trần tục, quay trở về với cuộc sống bình an, không có chút sóng gió nào. Hình ảnh của tiếng chuông chùa làm văng vẳng bên tai những người khách khi đến đây, nó được thể hiện qua tiếng chày kình.

Du khách từ thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này.

Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.

Con người thoát khỏi kiếp trần tục, như đang vào một thế giới hoàn toàn khác, ở đó có thiên nhiên đẹp, có con người, có tiên, có bụt và có khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt mĩ, con người như thoát xác và đến một cảnh giới khác, đến một vùng đất đẹp.

Cách trình bày 5

Với người xưa, thiên nhiên là nơi con người tìm đến khi muốn rũ bỏ muộn phiền. Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

-/-

Bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM