Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 17/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Quá trình tạo lập văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a) Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày

Cách trình bày 1

a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

b. Bạn luôn hướng về thầy cô cưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh chứ không phải cho thầy cô, cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.

Cách trình bày 2

Báo cáo kinh nghiệm bạn đó đã làm không phù hợp. Cần điều chỉnh theo:

- Có thể xen với việc kể công việc học tập, cần rút kinh nghiệm để bạn khác tham khảo

- Hướng đối tượng tiếp nhận của bạn vào các bạn học sinh khác chứ không phải hướng tới thầy cô giáo.

Cách trình bày 3

- Theo em, bản báo cáo còn có nhiều điểm chưa hợp lí vì bạn đã định hướng sai trong bước 1. Do đó, chúng ta cần phải điều chỉnh lại phải làm tốt bước 1 thì các bước khác sẽ làm tốt hơn :

- Yêu cầu định hướng Định hướng sai Định hướng đúng

  • Mục đích: Viết để tường thuật lại quá trình học tập của bản thân Viết về truyền kinh nghiệm học tốt
  • Nội dung: Báo cáo thành tích học tập Báo cáo kinh nghiệm học tập
  • Đối tượng: Viết cho thầy cô Viết cho bạn bè
  • Cách thức: Xưng hô thầy – em (con) Xưng hô bạn - mình
Ghi nhớ

Để làm nên một văn bản thì người tạo lập văn bản cần phải lần lược thực hiện các bước sau:

  • Định hướng chính xác văn bản viết hay nói cho ai, làm gì, về cái gì và như thế nào?
  • Tìm ý và sắp xếp ý theo bố cục rõ ràng, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên
  • Diễn đạt các ý thành câu và đoạn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
  • Kiểm tra lại xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần sửa chữa gì không

---------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 46 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Quá trình tạo lập văn bản trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM