Bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 24/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi lý thuyết sách giáo khoa, soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Hãy gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

– Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

– Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

– Y đức của Tuệ Tĩnh

Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không?

d) Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trên đây được thực hiện nhưng yêu cầu gì của bài văn tự sự?

Trả lời bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

a) Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b)

Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c) Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.

d) Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.

Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: “Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.”. Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

Câu trả lời 2

a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

  • Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
  • Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

  • “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
  • “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

  • Thầy Tuệ Tĩnh
  • Hết lòng vì người bệnh
  • Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

  • Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
  • Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
  • Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

- Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

Ghi nhớ

Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

Dàn bài một bài văn tự sự thường gồm có ba phần

- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

- Phần thân bài kể diễn biến của sự viêc

- Phần kết bài kể kết cục của sự việc

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 45 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM