Bài 2 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 24/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 40 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đi đường ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Đi đường chi tiết nhất.

Đề bàiTìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gic giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba).

Trả lời bài 2 trang 40 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Bài thơ thể hiện rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt

– Câu 1 (khai): mở ra ý thơ, nói đến sự gian lao của người đi đường.

– Câu 2 (thừa): mở rộng, triển khai ý đã được nêu ở câu đầu: khó khăn của người đi đường được cụ thể hóa bằng những núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua.

– Câu 3 (chuyển): chuyển ý: khi đã vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót

– Câu 4 (hợp): thâu tóm lại ý tứ của toàn bài: muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt.

Đọc thêm văn mẫuTop 5+ bài văn phân tích hay nhất bài thơ Đi đường

Cách trả lời 2:

Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

- Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

- Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

- Câu chuyển - chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

- Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Cách trả lời 3:

- Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự:

+ Câu 1: khai (mở)

+ Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai)

+ Câu 3: chuyển (chuyển ý)

+ Câu 4: hợp (tổng hợp)

Cách trả lời 4:

- Bài thơ được kết cấu theo mô hình thơ Đường luật, cụ thể có bốn phần: khai (mở), thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai, chuyên (chuyển ý), hợp (tổng hợp).

+ Câu thứ nhất (khai): Có đi đường mới biết đường đi khó.

+ Câu thứ hai (thừa): Hết lớp núi này lại tiếp lớp núi khác,

+ Câu thứ ba (chuyển): Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót.

+ Câu thứ tư (hợp): Muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

=> Ba câu thơ đầu miêu tả sự gian nan, khó khăn đi đường núi để rồi kết bằng một câu rất bất ngờ, khỏe khoắn cân bằng lại tất cả, biến những gian nan trở thành thử thách rèn luyện ý chí và tinh thần để đi tới chiến thắng vẻ vang.

Bài soạn tiếp theo: Hướng dẫn soạn bài Chiếu dời đô

Trên đây là 4 cách trình bày và trả lời câu hỏi bài 2 trang 40 SGK ngữ văn 8 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Đi đường tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM