Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 20/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Dựa vào văn bản, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Trả lời bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca ngất ngưởng tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan bởi đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Do đó, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.

Cách trình bày 2

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm quan vì:

+ Ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân

+ Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền ngất ngưởng nhất so với các quan trong triều

→ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia.

Cách trình bày 3

- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan bởi:

+ Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.

+ Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.

=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.

Cách trình bày 4

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.

Cách trình bày 5

- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do, như chim lồng cá chậu Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng, và được cống hiến cho triều đình và để ông trọn đạo vua tôi.

Tham khảo: Phân tích Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

-/-

Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM