Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Từ ngữ và câu trong đoạn văn, soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
a.
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.b. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ cây diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời bài 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
a) Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn:
- Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) ➜ song hành.
- Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể ➜ diễn dịch.
b) Đoạn văn
“Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ cây diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
- Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.
- Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.
Trả lời ngắn gọn
Cách trình bày nội dung đoạn văn
a, Xét về mặt hình thức:
- Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
- Xét về mặt nội dung:
- Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề
- Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề
- Cách diễn đạt:
- Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành
- Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch
⟶ Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.
b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.
- Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, ...
--------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 35 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.