Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1 (Đọc hiểu)

Xuất bản: 25/06/2020 - Cập nhật: 11/03/2021 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.

Trả lời bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

- Sơn Tinh: "Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".

- Thủy Tinh: "Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về".

- Trong cuộc giao tranh:

  • Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
  • Sơn Tinh: Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...

- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật

  • Sơn Tinh: Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến → Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
  • Thuỷ Tinh: Tài năng của Thuỷ Tinh thể hiện sự tàn phá, huỷ diệt, mang lại hiểm hoạ cho cuộc sống. Thuỷ Tinh là một hung thần đáng sợ → Thuỷ Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe doạ cuộc sống con người.

Cách trình bày 2

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có 2 nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

b) Mỗi nhân vật được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

- Cảnh thi tài:

  • Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phái đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".
  • Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến ; hô mưa. mưa về".

- Thách cưới: những sản vật ở rừng của Sơn Tinh nhưng không có thực: "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao".

- Đánh ghen:

  • Thủy Tinh: "hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh... thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên biển nước".
  • Sơn Tinh: "bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi... nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu".

- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật:

  • Thủy Tinh là sức mạnh của mưa gió bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng.
  • Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Cách trình bày 3

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 34 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM