Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết nhất.
Đề bài: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Trả lời bài 2 trang 26 SGK văn 7 tập 2
Bố cục bài văn gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phần 2 (tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
Lập dàn ý theo trình tự lập luận:
1. Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.
2. Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:
- Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.
3. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Tham khảo thêm: Phân tích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 26 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !