Bài 2 trang 218 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 02/10/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 218 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cố hương ngữ văn 9.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 218 sách giáo khoa Ngữ văn 9 phần đọc hiểu soạn bài Cố hương (Go-rơ-ki) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiTrong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm?

Trả lời bài 2 trang 218 SGK văn 9 tập 1

Cách trả lời 1:

- Các nhân vật xuất hiện trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.
Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) - người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ. Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Cách trả lời 2:

- Các nhân vật: Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh.

- Nhân vật chính: Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Cách trả lời 3:

- Trong truyện có hai nhân vật chính là "Nhuận Thổ" và "Tôi".

- Nhân vật "Tôi" là nhân vật trung tâm vì nhân vật "Tôi" có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt khi phân tích ý nghĩa hình ảnh của con đường mà nhân vật tôi đang nghĩ đến, đó là hình tượng về đặc điểm của xã hội tương lai.

Tham khảo: Cảm nhận về bài Cố hương của Lỗ Tấn

-/-

Trên đây là một số cách trả lời bài 2 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cố hương tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM