Bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 26/11/2019 - Cập nhật: 29/11/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 193 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 193 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.

Đề bàiPhân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Trả lời bài 2 trang 193 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

* Vũ Như Tô

- Là một kiến trúc sư có tài năng "siêu phàm", ngàn năm có một.

- Cái tài của ông được ngợi ca đến mức siêu phàm

- Một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, “có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”.

- Là một người nghệ sĩ có nhân cách cao cả, hoài bão, lí tưởng nghệ thuật

- Được Đan Thiềm thuyết phục để xây Cửu Trùng Đài → dồn hết tâm trí, sức lực để sáng tạo nghệ thuật

- Khi nhân dân nổi loạn → Vũ Như Tô không chạy trốn.

⇒ Một người nghệ sĩ tài ba, là hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp nhưng bướng bỉnh và có phần mù quáng, không dễ thích ứng với những diễn biến phức tạp của cuộc đời.

* Đan Thiềm:

- Là một cung nữ mê đắm cái tài, cái đẹp, bất chấp những hiểm nguy, dám hi sinh cả tính mạng để bảo vệ cái tài, cái đẹp.

- Tấm lòng trân trọng, hết mình bảo vệ cái tài, cái đẹp của Đan Thiềm được biểu hiện trong đoạn trích:

+ Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài (ở hồi 1)

+ Khi có biến, Đan Thiềm lại tìm mọi cách thuyết phục Vũ Như Tô trốn đi. → Cả 2 lời khuyên này đều “có ý nghĩa” duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp (“khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).

- Đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.

+ Có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô “trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi” → Lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt: “Ông nghe tôi ! … Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !”

+ Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.

+ Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm.

⇒ Là người "tri kỉ" của cái đẹp, cái tài; tôn vinh cái đẹp, cái tài mà rơi vào oan ức đau thương. Đan Thiềm còn là người rất hiểu đời, hiểu người, dễ thích ứng với hoàn cảnh và luôn tỉnh táo, sáng suốt trước mọi trường hợp.

Tham khảo: Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài

Cách trả lời 2

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm.

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp:

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Cách trả lời 3

- Vũ Như Tô là một nhân vật lí tưởng được sáng tạo theo cảm hứng lãng mạn cùa Nguyễn Huy Tưởng. Qua việc xây dựng Cửu Trùng Đài người đọc thấy rõ đây chính là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật.

- Vũ Như Tô đúng là một tính cách phi thường dám sống chết với nghệ thuật. Người nghệ sĩ này không hề ham sống sợ chết, không hám lợi.

- Lúc đầu ông thà chết chứ không chịu xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân. Lại lúc được vua thưởng cho vàng bạc lụa là ông đem chia hết cho thợ.

- Có thể nói Vũ Như Tô có tội là đã say mê nghệ thuật đến mức độ mù quáng. Cả tâm hồn chìm đắm trong giấc mộng “tranh tinh xảo với hóa công", cho đến phút cuối của cuộc đời vẫn không hiểu được là vì sao mà mình bị quần chúng căm thù đến thế, vì sao mà Cửu Trùng Đài bị đập phá, bốc lửa.

- Vũ Như Tô đã sẵn sàng ra pháp trường.

=> Có thể nói đây là nhân vật được Nguyễn Huy Tưởng rất yêu mến. Ông miêu tả Vũ Như Tô đẹp với tư thế lẫm liệt kiên cường trước hôn quân Lê Tương Dực, gắn bó và bè bạn, với vợ con, đấu tranh cho quyền lợi giới thợ, sẵn sàng xả thân vì nghệ thuật.

Xem thêm

Bài 3 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời...

Bài 4 trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời cho bài 2 trang 193 SGK ngữ văn 11 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM