Bài 2 trang 18 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 22/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Liên kết trong văn bản

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản, soạn bài Liên kết trong văn bản ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

a) Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.?

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

Trả lời bài 2 trang 18 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

a) Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c)

- Văn bản có tính liên kết khi các phần các đoạn gắn bó, thống nhất với nhau.

- Phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Cách trình bày 2

a) Trong đoạn văn trên, vì thiếu ý "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy" sau hành vi En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ và "Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con" mà nó trở nên khó hiểu.

Muốn cho En-ri-cô hiểu được ý bố, phải bổ sung các ý trên.

b) Đoạn văn :

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

- Đoạn văn này thiếu liên kết vì giữa các câu không gắn bó gì với nhau.

- Đây là đoạn văn được lấy từ văn bản cổng trường mở ra. Để cho đoạn văn có nghĩa, chỉ cần thêm cụm từ "Còn bây giờ" trước câu thứ hai và thay từ "đứa trẻ" bằng từ "con" ở câu thứ ba.

c) Một văn bản có tính liên kết phải có điều kiện: Người nói (hoặc người viết) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải được kết nối với nhau bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, cụm từ hoặc câu kết nối).

Cách trình bày 3

a) Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b) Đoạn văn sau thiếu sự liên kết, vì giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để kết nối:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trẽn gối mềm, đôi môi hé nở và thỉnh thoảng chúm Lại như đang nút kẹo.

Đoạn văn trên có thể sửa lại bằng cách thêm vào các phương tiện ngôn ngữ như sau:

 Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn ây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uổng một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé nở và thỉnh thoảng chúm lại như đang nút kẹo.

c) Từ hai ví dụ trên, chúng ta nhận thấy: một văn bản có tính liên kết trước hết nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.

Ghi nhớ

Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,...) thích hợp.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 18 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Liên kết trong văn bản tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM