Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 169 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Bác ơi - Tố Hữu chi tiết nhất.
Đề bài:
Sáu khổ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào (về lí tưởng và lẽ sống; niềm vui và tình thương, ân nghĩa; đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình)?
Trả lời bài 2 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Để soạn bài Bác ơi - Tố Hữu lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 169 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Sáu khổ thơ giữa bài tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ:
– Lí tưởng, lẽ sống: cả cuộc đời Bác đã hi sinh, phấn đấu để đất nước độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc:
“Bác sống như trời đất của ta
….
Áo để em thơ lụa tặng già”
– Niềm vui của Bác gắn liền với niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người:
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
– Tình thương của bác gắn liền với tinh thần thương người, thương đời, thương nước, quên mình:
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
– Bác Hồ vĩ đại mà gần gũi, bình dị, khiêm nhường. Tấm lòng quên mình vì nhân dân, vì đất nước cùng cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi của Bác đã khiến cho Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân.
Cách trả lời 2
Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua sáu khổ thơ tiếp với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, rất đáng trân trọng
Về lí tưởng và lẽ sống: chưa lúc nào thôi nhọc lòng vì nỗi thương đời, nỗi nước nhà. Bác chiến đấu vì non sông, đất nước, chăm lo muôn mối như lòng mẹ/ Cho hôm nay và cho mai sau...Lí tưởng và lẽ sống của Bác là đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc. Bác thức đêm, trằn trọc không ngủ vì những chiến dịch sắp tới. Bác lo lắng dân ta nghèo đói, phải sống trong kiếp nô lệ lầm than. Cả cuộc đời Người chỉ đấu tranh vì lí tưởng giải phóng con người vĩ đại mà thôi.
Về niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Sữa để em thơ, lụa để già. Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người, bất kể quốc gia, dân tộc. Bởi với Bác, chỉ cần là người lao động thì ở đâu cũng bị đọa đầy, khổ sở như nhau. Niềm vui của Bác đến từ những gì nhỏ bé nhất, tới những sự kiện trọng đại của dân tộc. Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa, Bác yêu thiên nhiên, thích ngắm nhìn ánh bình minh, nhìn cây trái trong vườn đơm hoa, lớn lên, vui với những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận.
Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình của Bác được thể hiện qua các chi tiết:
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình; một đời thanh bạch, chẳng vàng son/mong manh áo vải, hồn muôn trượng/Hơn tượng động phơi những lối mòn. Cả cuộc đời của con người ấy dành trọn cho non sông. Bác yêu tất cả mọi người, nâng niu từ những thứ nhỏ nhất, chỉ quên đi bản thân mình. Bác có thể sống cực khổ, thiếu thốn dù bản thân mình là lãnh tụ để nhường những gì tốt nhất cho người khác.Tham khảo thêm: Hệ thống kiến thức bài Bác ơi
Cách trả lời 3
Hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:
a. Về lí tưởng và lẽ sống:
- Ôm cả non sông mọi kiếp người
- Tự do cho mỗi đời nô lệ
- Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Đó là lí tưởng sống cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.
b. Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc, góc độ:
- Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa; nhớ: Miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung..
- Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng...
Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã vẽ lên chân dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng, trí óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả những điều mà người quan tâm tới không có gì dành có cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
c. Di sản Người để lại:
- Bác để tình thương cho chúng con
- Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...
Những gì mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản, thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã hi sinh cho giống nòi, dân tộc Việt.
Cách trả lời 4
a, Về lí tưởng và lẽ sống:
+ Suốt cuộc đời không khi nào bác thảnh thơi vì “nỗi đời thường”.
+ Lý tưởng sống cao đẹp, sống hết mình của bậc đại trí, đại nhân.
+ Bác hi sinh hạnh phúc cá nhân để chăm lo cho dân tộc được tự do, ấm no, hạnh phúc.
b, Niềm vui, tình thương của Người được thể hiện nhiều góc độ, cung bậc cảm xúc:
+ Bác đau: dân nước, năm châu, lo muôn mối, yêu ngọn lúa, cành hoa, nhớ miền Nam, vui mỗi mầm non, trái chín.
+ Bác đau đáu dõi theo những người tham gia chiến đấu: dõi theo từng bước ra tiền tuyến, lắng mỗi tin thắng trận.
→ Hình tượng, chân dung về Người cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi. Những điều người thực hiện đều dành cho nhân dân, vì nhân dân chứ không vì bản thân mình.
Trái tim của Người là sự giao hòa của những trái tìm người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
c, Những di sản Người để lại.
– Tình thương cho toàn thể dân tộc Việt.
– Những tư tưởng thân dân, ái quốc.
– Trái tim vĩ đại, sống quên mình vì dân vì nước, đó là cuộc đời giản dị, thanh bạch, chan chứa tình yêu thương.
Tham khảo thêm: Phân tích và nêu cảm nghĩ bài thơ Bác ơi
***
Bài 2 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bác ơi - Tố Hữu nhé.