Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 165 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Chơi chữ chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hí hóp.
Trả lời bài 2 trang 165 SGK văn 7 tập 1
Cách trả lời 1:
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
-> Những tiếng chỉ sự vật gần gũi: thịt, mỡ, dò, nem, chả → thức ăn làm bằng chất liệt thịt.
⇒ Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ. Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.
- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
-> Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp → thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.
→ Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ. Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.
Cách trả lời 2:
Những tiếng chỉ các sự vật gần gũi:
- Câu 1: thịt, mỡ, giò, nem, chả.
- Câu 2: nứa tre, trúc, hóp.
=> Cách nói này cũng là một lối chơi chữ.
Cách trả lời 3:
Ta dễ dàng nhận thấy, ở câu 1 có các từ: mỡ, dò (giò), nem, chả. Câu 2 có các từ: tre, trúc, hóp. Cách nói này cũng là một lối chơi chữ: vừa dùng từ ngữ đồng âm, lại vừa dùng các từ cùng trường nghĩa.
Tham khảo: Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ
-/-
Trên đây là một số cách trả lời bài 2 trang 165 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chơi Chữ tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !