Bài 2 trang 156 SGK Lịch Sử 11

Xuất bản: 30/03/2019 - Cập nhật: 01/04/2019 - Tác giả:

Trả lời câu 2 trang 156 SGK Sử 11 - Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương.

Câu hỏi

Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương.

Trang 156 SGK Lịch Sử 11

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào các kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi này

Gợi ý trả lời
câu 2 trang 156 SKG Sử 11

Thời gianSự kiện
5/7/1885Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.
13/7/1885Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương
1883 - 1892Khởi nghĩa Bãi Sậy
1886 - 1887Khởi nghĩa Ba Đình.
1885 - 1896Khởi nghĩa Hương Khê.

Xem thêm:

  • Câu 1 trang 156 sgk Sử 11: Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Câu 3 trang 156 sgk Sử 11: Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.

Nhóm nghĩa quân của Đề Thám trong thời gian hòa hoãn

Bổ sung kiến thức:

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ tuổi vua Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

  • Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.
  • Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
  • Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
  • Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
  • Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).
  • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên.
  • Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang.
  • Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
  • Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
  • Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886).
  • Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình.
  • Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang.
  • Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi.
  • Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị.

Nguyên nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp.

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch.
Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Tìm hiểu đầy đủ hơn tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trên đây là hướng dẫn và gợi ý trả lời câu 2 trang 156 SGK Sử 11 cùng các kiến thức bổ sung đã được Đọc Tài Liệu biên soạn và sưu tầm. Chúc các em luôn học tốt môn học lịch sử 11

Hướng dẫn soạn sử lớp 11

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM