Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
(1) Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
(2) Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
[…] Nhưng xét rộng ra, cái nao nức, cái xôn xao của Xuân Diệu cũng là cái nao nức, cái xôn xao của thanh niên Việt Nam bây giờ. Sự đụng chạm với phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu bức thành kiên cố. Người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người.
(Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)
Yêu cầu:
a) Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó.
b) Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.
Trả lời bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Để soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
a.
- Đoạn trích (1) giọng văn thể hiện sự hào hùng, thúc giục, đầy nhiệt huyết. Tác giả sử dụng câu khẳng định, dứt khoát, kết hợp nhiều kiểu câu ngắn và câu dài một cách hợp lí.
- Đoạn văn (2) có giọng điệu uyển chuyển, thể hiện sự da diết. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, bút pháp liệt kê.
b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu:
- Đoạn văn (1) việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không”, mạnh mẽ, dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn.
- Đoạn văn (2) việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ, phép ẩn dụ, giọng văn uyển chuyển, tha thiết.
Cách trả lời 2
a)
– Đoạn 1: được viết để kêu gọi “đồng bào toàn quốc” nên người viết đã chọn giọn điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh. Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
– Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng “bụng phệ”. Người viết đã tạo được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm. Sử dụng từ ngữ đa nghĩa nhưng lại có ẩn ý, biện pháp liệt kê…
b) Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận.
– Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng nghiêm túc.
– Các phàn trong bài văn có thể tha đổi giọng điệu sao cho phù hợp với nộ dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lặng, hài hước…
Cách trả lời 3
a.
- Đoạn 1:
+ Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh (Hỡi đồng bào toàn quốc, hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Không! Chúng ta thà.. chứ nhất định không... không...),
+ Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp (Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...).
=> Người viết đã chọn giọng điệu thích hợp với mục đích kêu gọi "đồng bào toàn quốc".
- Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu.
+ Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê.
+ Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ (dào dạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng, cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao, thê lương, bi đát...)
+ Sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.
b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt:
- Đoạn 1 hướng đến đối tượng là đồng bào cả nước với mục đích khích lệ, kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.
- Đoạn 2 hướng đến đối tượng là thơ Xuân Diệu với mục đích ca ngợi cái tôi yêu đời, say mê cuộc sống của Xuân Diệu.
-/-
Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.