Bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 05/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sóng ngữ văn 12 của Xuân Quỳnh.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 156 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Sóng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiHình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời bài 2 trang 156 SGK văn 12 tập 1

Cách trả lời 1:

- Sóng được khắc họa qua những từ ngữ diễn tả đặc điểm, trạng thái: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

- Đặc biệt qua âm điệu dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì sâu lắng (được tạo nên từ thể thơ năm chữ, từ phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh). Âm điệu đó mô phỏng âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơi…

- Ý nghĩa:

+ Ý nghĩa tả thực: miêu tả chân thực, sinh động hình ảnh của sóng ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

+ Ý nghĩa biểu tượng: tính cách, tâm trạng và khát vọng của nhân vật trữ tình em. Sóng là hình tượng ẩn dụ, hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ.

⇒ Âm điệu bài thơ cũng là nhịp sóng lòng của em, là dòng tâm tình của người phụ nữ đang yêu được khơi nguồn khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi.

Cách trả lời 2:

Hình tượng sóng mang nghĩa thực và nghĩa biểu tượng, gợi lên âm hưởng sóng biển: dạt dào, nhẹ nhàng

- Song hành hai hình tượng “sóng” và “em” diễn tả chân thực tình yêu đôi lứa

+ Trong khổ thơ 1 và 2, sóng được đặt trong những trạng thái đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

+ Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm cái rộng lớn, cao cả - biển cả

=> Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người

- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng sóng, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình - tình yêu sánh ngang biển lớn, cuộc đời.

- Tác giả đặt câu hỏi hoài nghi, băn khoăn về nguồn cội của sóng, của tình yêu thương nhưng bất lực

- Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị

+ Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt

+ Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc

- Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở

+ Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu.

- Khổ 9: Ước nguyện chân thành được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời

+ Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

Cách trả lời 3:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

– Lớp nghĩa tả thực: sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

– Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

Cách trả lời 4:

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ:

- Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả những biến hóa kì diệu của tâm hồn trong tình yêu:

+ Tình yêu luôn làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn.

+ Thể hiện qua những đối cực trong cảm xúc:

• Dữ dội - Dịu êm

• Ồn ào - lặng lẽ

- Sóng bao giờ cũng khát khao tìm ra bể rộng cũng như tình yêu luôn vươn tới tình yêu đích thực: "Sóng tìm ra tận bể"

- Mượn quy luật của sóng, Xuân Quỳnh lí giải quy luật của tình yêu nhưng quy luật của tự nhiên thì lí giải được còn quy luật của lòng người thì thật khó: "Sóng bắt đầu… Khi nào ta yêu nhau".

- Cũng mượn hình tượng sóng, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ da diết và sự thủy chung trong tình yêu: "Con sóng dưới lòng sâu... Cả trong mơ còn thức".

- Và kết lại, đó là khát vọng muôn đời được dâng hiến, hy sinh, hóa thân vào tình yêu muôn đời của người phụ nữ cũng như sóng được tan vào biển cả bao la.

Tham khảoCác đề nghị luận văn học về bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

-/-

Câu trả lời bài 2 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo 4 cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sóng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM