Bài 2 trang 151 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 151 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 151 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp chi tiết nhất.

Đề bài:

So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau (về số tiếng trong câu, sự đối xứng, nhịp điệu và tác dụng,…) của chúng:

a) Tục ngữ

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Gần mực thì đen, gằn đèn thì rạng.

b) Câu đối:

Cụ già ăn củ ấu non.

Chú bé tạo cây đại lớn.

Thơ Đường luật:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)

c) Văn biền ngẫu

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trả lời bài 2 trang 151 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 151 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a) Ở tục ngữ phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai vế bằng nhau.

b) Ở câu đối, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng (bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa đặc biệt là giữa hai câu thực và 2 câu luận cuả bài thơ thất ngôn bát cú).

c) Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối.

Cách trả lời 2

a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.

b. Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối.

c. Ở thơ Đường luật, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa.

CN1VN1CN2VN2Bổ ngữ
Tadạitatìmnơi vắng vẻ
Ngườikhônngườiđếnchốn lao xao

d. Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu ( câu trong văn biền ngẫu có thể dài, không cố định về số tiếng ).

Cách trả lời 3

– Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp.

– Khác nhau:

+ Số lượng tiếng: ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng về mặt từ loại.

Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối :

+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…

– Nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp.

+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cách trả lời 4

- Giống nhau: Tất cả đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp.

- Khác nhau: 

+ Về số lượng tiếng: Ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (và ở nhiều câu tục ngữ), số lượng tiếng trong câu trước (hoặc vế trước) và câu sau (hoặc vế sau) phải bằng nhau. Trong văn xuôi và thơ tự do thì những câu lặp kết cấu cú pháp với nhau không nhất thiết phải có số lượng tiếng bằng nhau tuyệt đối.

+ Về từ loại và cấu tạo của các từ

: Ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (và ở nhiều câu tục ngữ), trong những câu (hoặc vế câu) lặp kết cấu cú pháp với nhau, các từ tương ứng phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ (ví dụ như vắng vẻ, lao xao cùng là từ láy, tính từ,...). Trong văn xuôi và thơ tự do, ở những câu kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối (ví dụ: hai câu "những ngả đường bát ngát" và "những dòng sông đỏ nặng phù sa" có kết cấu cú pháp giống nhau, nhưng phần định ngữ ở câu trước là một từ láy, 2 âm tiết - bát ngát, còn câu sau là một cụm từ gồm 4 âm tiết - đỏ nặng phù sa)

+ Về nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (và ở nhiều câu tục ngữ), ở những câu (vế câu) lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp ở mức độ rõ ràng (ví dụ: trong hai câu "ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - người khôn, người đến chốn lao xao, kết cấu nhịp điệu đều là 2/5 hoặc 2/2/3). Trong văn xuôi, thơ tự do, ở những câu lặp kết cấu cú pháp, kết cấu nhịp điệu không nhất thiết lặp.

***

Bài 2 trang 151 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM