Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau, soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến ? Chúng được dùng để làm gì ?
a) Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi :
- ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón :
- ở nhà trông em nhá ! Đừng có đi đâu đấy.
(Kim Lân, Làng)
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Trả lời bài 2 trang 150 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Các câu cầu khiến là:
a)
- ở nhà trông em nhá! (dùng để ra lệnh)
- Đừng có đi đâu đấy. (dùng để ra lệnh)
b)
- Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
- Vô ăn cơm! (dùng để mời)
- Cơm chín rồi! (vốn là câu trần thuật nhưng ở đây được dùng với mục đích cầu khiến.)
-----------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 150 SGK ngữ văn 9 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp