Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 146 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Tổng kết phần Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
Trả lời bài 2 trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Cách trả lời 1 - Ngắn gọn
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất cuatr từng thể loại.
– Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
+ Tính truyền miệng
+ Tính tập thể
+ Tính thực hành
– Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.
– Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích các đoạn trích và tác phẩm theo hai luận điểm chính: nội dung và nghệ thuật.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.
Cách trả lời 2 - Chi tiết
a. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian : tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành.
- Văn học dân gian bao gồm 12 thể loại :
+ Thần thoại : tự sự dân gian thường kể về các vị thần, giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt.
+ Sử thi : tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần, nhịp, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng.
+ Truyền thuyết : văn xuôi tự sự kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sử của nhân dân, thường có yếu tố kì ảo.
+ Truyện cổ tích: Văn xuôi tự sự kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân.
+ Truyện cười : Xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí hoặc phê phán thói hư tật xấu.
+ Truyện ngụ ngôn : Truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện đồ vật, con vật… hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy.
+ Tục ngữ : Đúc kết kinh nghiệm nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép ứng xử con người trong cuộc sống.
+ Ca dao : Bài thơ có vần, thường là những câu hát có vần, có điệu diễn tả đời sống nội tâm con người.
+ Vè : Văn vần, lời thơ mộc mạc, kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.
+ Câu đố : Câu nói, câu văn có vần để mô tả một vật, một khái niệm, hiện tượng… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức về đời sống.
+ Truyện thơ : Văn vần kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận con người nghèo khổ và khát vọng tình yêu tự do, công bằng.
+ Các loại hình sân khấu (chèo, tuồng, dân ca…) : Hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất nhằm diễn tả những cảnh sinh hoạt và những mẫu người điển hình trong xã hội xưa.
b. Phân tích một số tác phẩm văn học dân gian đã học để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian :
- Với mỗi thể loại có thể chọn phân tích các tác phẩm sau :
+ Sử thi : Sử thi Đăm Săn
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy…
+ Truyện cổ tích : Cây bút thần, Tấm Cám, Sọ Dừa,…
+Truyện thơ : Tiễn dặn người yêu, Phạm Công – Cúc Hoa,…
+ Truyện cười : Lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường…
+ Ca dao : Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
c. Học sinh kể lại một số truyện dân gian, học một số câu ca dao, tục ngữ mà mình thích.
- Học sinh xem lại các truyện đã học, rèn luyện khả năng kể.
- Cần có sổ tay ghi chép các bài ca dao trong SGK và sưu tầm thêm để dễ học thuộc lòng, tích luỹ vốn.
-/-
Với 3 cách trả lời bài 2 trang 146 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tổng kết phần Văn học trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.