Bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Trả lời bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng

+ Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.

+ Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật

+ Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu trả lời 2

Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh trăng sáng về khuya.  Trong đêm khuya thanh vắng không còn bóng người, chỉ còn tiếng suối róc rách, trong trẻo như tiếng hát xa vang vọng đâu đây. Hình ảnh vầng trăng được miêu tả thật đẹp: "trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng sáng chiếu xuống bóng cây khiến cho nhà thơ liên tưởng tới những bông hoa chiếu xuống mặt đất. Cách miêu tả cực kì độc đáo và nhiều liên tưởng.

Câu trả lời 3

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: "Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm" (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay "Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền" (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" 

Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM